Bình chữa cháy

  • Bình Chữa Cháy Bột Khô
  • Bình Chữa Cháy CO2

THÔNG TIN MÔ TẢ

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình chữa cháy dạng bột

Bình có cấu tạo hình trụ, vỏ được đúc bằng thép và thường được sơn màu đỏ. Thành phần chữa cháy là bột khô chứa trong bình. Cụm van làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu vặn một chiều hay kiểu vặn lò xo nén một chiều. Bình chữa cháy dạng bột có thể chia làm nhiều loại khác nhau dựa vào từng tiêu chí.

 

Bình chữa cháy bột bên trong chứa khí N2 làm lực đẩy để phun bột dập tắt đám cháy. Tuỳ theo mỗi loại bình chữa cháy mà có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh. Bột có trong bình chữa cháy không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh.

Ý nghĩa các chữ cái trên bình chữa cháy

Các chữ cái A, B, C trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình chữa cháy đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể như sau:

Chữ cái A: dùng để dập các đám cháy chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi…
Chữ cái B: dùng để dập cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu…
Chữ cái C: dùng để dập cháy chất khí như: gas (khí đốt hoá lỏng),…
Các số 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong mỗi bình chữa cháy, đơn vị tính bằng kg.

Ví dụ: Bình chữa cháy dạng bột ký hiệu MFZ8, trên bình có ghi ABC là bình chữa cháy 8kg, có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí dễ cháy…

 

Đặc điểm khác

– Bột chữa cháy silicom hóa (bột BC hoặc ABC) và khí được đóng kín trong bình nên khó bị ẩm, đóng cục, thời gian bảo quản dài và an toàn.
– Nhiệt độ bảo quản từ -10 độ C đến 55 độ C.
– Khi phun áp lực giảm xuống tương đối ổn định, thời gian chữa cháy có hiệu quả tương đối dài.
– Bột chữa cháy không độc, vô hại với người, gia súc và môi trường.

 

Cách sử dụng bình chữa cháy dạng bột

* Đối với loại xách tay:

Khi có cháy xảy ra chúng ta xách bình tới gẩn địa điểm cháy. Lắc xóc bình từ 3-4 lần để bột tơi, giật chốt hãm kẹp chì, chọn đầu hướng gió, hướng loa phun của bình vào ngọn lửa. Giữ bình ở khoảng cách 1,5m cách đám cháy tuỳ loại bình, bóp van bình để bột chữa cháy phun ra, khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

* Đối với bình xe đẩy:

Đẩy xe đến chỗ có đám cháy, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun bột vào gốc lửa. Sau đó giật chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất. Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.

 

Khi mở van khóa của bình chữa cháy ( tuỳ từng loại bình có cấu tạo van khoá khác nhau mà cách mở cũng khác nhau ) thì bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén (nén trực tiếp với bột hoặc trong chai riêng) qua hệ thống ống dẫn. Khi phun bột vào đám cháy nó có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy không khí, mặt khác ngăn cản hơi khí cháy lan vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.

SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

Title

Go to Top